Phát huy lợi thế ngành nhựa

heo đánh giá của Bộ Công thương, trong thời gian qua, ngành nhựa Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh và đã trở thành

một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Thời điểm này các doanh nghiệp (DN) nhựa trong nước đang có nhiều cơ hội, ưu thế để xuất khẩu hàng vào các thị trường khó tính.

 

Sản phẩm nhựa Đại Đồng Tiến đã tạo được lòng tin người tiêu dùng trong nước và quốc tế

 

 

Sản phẩm thân thiện với môi trường

 

 

 

 

 

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, đến năm 2015, quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa đạt 78.500 tỷ đồng, năm 2020 đạt 181.577 tỷ đồng và tới năm 2025 là 390.000 tỷ đồng.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao. Cụ thể, phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 5%, đến năm 2020 đạt 5,5% và tăng lên 6% vào năm 2025. Đến năm 2015, sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đạt 7,5 triệu tấn; đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn. Quy hoạch ngành nhựa còn nhằm chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Theo Bộ Công thương, các dự án đầu tư cho sản xuất khuôn mẫu, thiết bị ngành nhựa cần được ưu đãi đầu tư như đối với ngành cơ khí trọng điểm (cho vay vốn tín dụng đầu tư là 85% tổng mức đầu tư). Đồng thời, cần khuyến khích sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, quy định những sản phẩm nào đã qua sử dụng phải được tái sinh, cập nhật những thành tựu của thế giới về các loại vật liệu mới có khả năng tự phân hủy, các loại nhựa cialis pharmacie sinh học, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường như các loại bao bì trên cơ sở tinh bột hoặc màng từ polyninylalcol.

 

 

Tận dụng lợi thế

 

 

 

 

 

Ông Trịnh Chí Cường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến nhận định: Chúng ta có một lợi thế lớn là thương hiệu Việt Nam đã tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong “làm ăn” ở thị trường châu Âu. Đối với thị trường này, giá cả không phải là vấn đề quyết định nhất mà vấn đề quan trọng hàng đầu là uy tín, chất lượng sản phẩm.

Khách tham quan Nhà máy Nhựa Đại Đồng Tiến

Ông Cường đúc kết, trong thời gian qua cả nước đã có trên 400 doanh nghiệp nhựa phải đóng cửa. Trong thời buổi khó khăn này mà DN đẩy hàng ra “ào ào” mà không tính chuyện thu nợ thì khó thành công được. Đại Đồng Tiến thì lại làm ngược lại, thu nợ và lựa chọn những đại lý có uy tín để phân phối sản phẩm, chứ không phân phối tràn lan. Chính vì vậy, hiện nay các DN cần tái cấu trúc lại thị trường. Về mặt sản xuất cần tận dụng vỹ mô, nhân sự, kỹ thuật viên chuyên sâu các mặt hàng… Từ năm 2007 đến 2011, Đại Đồng Tiến đạt doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao và ổn định. Tổng doanh thu năm 2007 trên 450 tỷ đồng, năm 2011 doanh thu đạt gần 900 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng hàng nhựa của người tiêu dùng tuy có giảm trong thời gian qua nhưng vẫn không đáng kể bởi đồ nhựa có thể thay thế và tiện ích hơn các vật dụng khác được làm từ gỗ, ván ép, sắt, inox… Đối tượng chính là người tiêu dùng thành thị, Đại Đồng Tiến cũng đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm nội thất cao cấp và dòng sản phẩm nhựa gia dụng có tính năng kháng khuẩn. Hiện nay, Đại Đồng Tiến có nhà máy với quy mô 64.000m2 tại tỉnh Đồng Nai chủ yếu sản xuất theo yêu cầu về sản phẩm cho y tế (chất lượng cao) và thực phẩm.

Theo đánh giá của ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thời điểm này các DN nhựa trong nước đang có nhiều cơ hội, ưu thế để xuất khẩu hàng vào các thị trường khó tính vì hàng nhựa Trung Quốc đang bị nhiều nước tẩy chay sau hàng loạt thông tin nhiều chủng loại hàng hóa của nước này có hóa chất độc hại. Ngày nay, nhiều siêu thị ở Mỹ, châu Âu đã bày bán sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất, trong khi một hai năm trước đa số là hàng Trung Quốc. Thị trường Campuchia 10 năm trước bị hàng nhựa Thái Lan chiếm lĩnh, nay hàng Việt Nam cũng đã đẩy lùi sản phẩm của người Thái.

Trần Hạnh

Head News